Quy định về cấp phát BHLĐ trong lao động sản xuất

Thứ năm - 24/12/2015 23:47
Trong lao động và sản xuất, trang bị các phương tiện bảo hộ lao động, những dụng cụ quy định cần thiết để phục vụ cho công tác bảo hộ trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố độc hại, gây nguy hiểm trong quá trình lao động là quyền lợi được bảo đảm của người lao động tương ứng với nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động. Sau đây là một số nguyên tắc, quy định trong cấp phát phương tiện bảo hộ lao động:
quy định về cấp phát bảo hộ lao động trong sản xuất
quy định về cấp phát bảo hộ lao động trong sản xuất
- Nghĩa vụ người sử dụng lao động là chủ động cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị các phương tiện bảo hộ lao động. Nhằm hạn chế hoặc loại trừ các tác hại của yếu tố độc hại, nguy hiểm đến mức an toàn nhất có thể được triển khai thực hiện tốt và đầy đủ các biện pháp về kỹ thật an toàn, công nghệ, thiết bị, vệ sinh lao động. Căn cứ theo danh mục tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH mà người sử dụng lao động phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc dựa theo.

- Trong trường hợp đối với các ngành nghề hay công việc chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nếu người sử dụng lao động thấy có các yếu tố độc hại, nguy hiểm không đảm bảo cho an toàn sức khỏe người lao động thì bên cạnh việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc đó người sử dụng lao động phải báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ, ngành chủ quản căn cứ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH để đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
 
Quy định về cấp phát bảo hộ lao động trong sản xuất

- Phải căn cứ vào yếu tố của môi trường lao động tại cơ sở mình chủ quan, kết hợp việc ghi nhận ý kiến, tham khảo, đóng góp bên tổ công đoàn mà người sử dụng lao động có trách nhiệm đưa ra phương thức về thời hạn của các phương tiện bảo hộ lao động.

- Trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động là lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện bảo hộ lao động heo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH và phải có chữ ký của người lao động nhận phương tiện bảo hộ lao động cá nhân.

- Yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân kèm theo cho phù hợp với điều kiện thực tế là quyền lợi của người lao động dựa theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH quy định tại Phụ lục 1 ban hành.

- Cấp phát các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết đối với người đến thăm quan, học tập sẽ được người sử dụng lao động để sử dụng trong thời gian học tập, tham quan tùy theo yêu cầu cụ thể.

- Cấp phát tiền từ người sử dụng lao động thay cho việc cấp phát phương tiện bảo hộ lao động hoặc với hình thức giao tiền cho người lao động tự đi mua là hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập6
  • Hôm nay164
  • Tháng hiện tại3,381
  • Tổng lượt truy cập2,152,665
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây